Tìm hiểu độ bền của tấm làm mát Cooling Pad
Tấm làm mát Cooling Pad được cấu tạo từ các tấm cellulose ghép lại với nhau thành cấu trúc dạng tổ ong. Trong đó, các phân tử cellulose được kết hợp với các chất đặc biệt giúp chống lại sự tan và bị thối rữa trong nước. Có một câu hỏi đặt ra, tấm Cooling Pad được tạo từ giấy vậy có bền không? Cách nào để tăng độ bền cho tấm làm mát Cooling Pad này?
Tấm làm mát Cooling Pad có bền không?
Sau thời gian sử dụng các lỗ tổ ong bị bít kín điều này sẽ làm giảm hiệu suất làm mát của quạt cũng như làm xuất hiện các khí độc như: mùi ẩm mốc, khí độc NH3,…gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh đó, tấm làm mát không khí là nơi giữu lại bụi bẩn từ bên ngoài đi vào nên các vấn đề về nấm mốc, vi khuẩn, virus rất dễ gặp phải.
Đồng thời tấm làm mát Cooling Pad là nơi giữ lại hơi nước để phân tán ra môi trường bên ngoài nên luôn ẩm thấp đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các vi sinh có hại.
Với những vấn đề được nêu ở trên, thì độ bền tấm làm mát Cooling Pad dựa vào 2 yếu tố: chất lượng và người sử dụng. Do đó, nếu muốn tấm làm mát Cooling Pad có tuổi thọ cao cần lựa chọn những thương hiệu sản xuất quạt làm mát không khí uy tín như Kangaroo, Hanami, Sunhouse,…bởi những đơn vị uy tín đồng nghĩa với việc tấm làm mát Cooling Pad thực sự chất lượng. Ngoài ra việc người sử dụng vệ sinh bảo dưỡng thường xuyên tấm làm mát cũng giúp tăng tuổi thọ.
Cách vệ sinh, bảo dưỡng tấm làm mát Cooling Pad
Dù bạn mua được sản phẩm máy làm mát không khí chính hãng, nhưng tấm làm mát sau một thời gian sử dụng vẫn sẽ có bụi bẩn bám vào sau tích tụ khiến các lỗ bị bịt kín điều này cản lại lượng gió ra môi trường. Do đó, khi sử dụng quạt làm mát không khí bạn cần thường xuyên vệ sinh, bảo dưỡng các bộ phận bên trong đặc biệt là tấm Cooling Pad. Ở nội dung phần này, chúng tôi chia sẻ tới các bạn cách vệ sinh tấm Cooling Pad đúng cách qua các bước sau:
Bước 1: Tắt quạt, ngừng tất cả các chức năng đang hoạt động.
Bước 2: Chờ ráo nước, sau đó tháo tấm Cooling Pad ra ngoài.
Bước 3: Sử dụng vòi nước hoặc máy xịt, xịt trực tiếp vào cả 2 mặt của tấm làm mát đến khi loại bỏ được hết các bụi bẩn.
Bước 4: Chờ cho tấm làm mát ráo nước lắp vào vị trí ban đầu.
Việc vệ sinh tấm làm mát Cooling Pad này cần được thực hiện thường xuyên ít nhất 2 lần trong tháng để tấm làm mát được bền hơn cũng như không giảm công suất làm mát và gây mùi khó chịu.
Chúc các bạn thành công.