So sánh hệ thống lọc nước đầu nguồn P3C1 và P2C1
Ngày nay, việc sử dụng nước sinh hoạt bằng nguồn nước ngầm tự nhiên, nước sạch được cấp từ nhà máy cũng không còn đảm bảo an toàn. Do đó, hệ thống lọc nước đầu nguồn ra đời giúp loại bỏ các độc tố cũng như lọc sạch cặn bẩn lơ lửng trong nước. Vậy hệ thống lọc nước đầu nguồn P3C1 và hệ thống lọc nước đầu nguồn P2C1 có điểm nào giống và khác nhau. Cùng theo dõi nhé!
Hệ thống lọc nước đầu nguồn P3C1
P3C1 được cấu tạo gồm 3 cột chứa vật liệu lọc và 1 cốc lọc thô.
- Cột lọc số 1: xử lý sắt, mangan, asen bên trong chứa sỏi – cát thạch canh (loại bỏ asen) – cát mangan (loại bỏ sắt, mangan). Cột lọc này sử dụng van cơ 3 cửa với 3 chế độ: sục – rửa – thải.
- Cột lọc số 2: xử lý mùi, màu, các chất hữu cơ, thuốc trừ sâu. Bên trong cột này chứa than hoạt tính nhập khẩu Hà lan. Cột lọc này sử dụng van cơ 3 cửa 3 chế độ: sục – rửa – thải.
- Cột lọc số 3: Xử lý nước cứng. Cột này sử dụng hạt cation làm nhiệm vụ trao đổi ion hấp thụ các chất Ca2+, Mg2+ là những tác nhân làm cứng nước làm mềm nước. Đặc biệt vật liệu này có khả năng tái tạo hoàn nguyên vật liệu lọc không cần thay thế mà luôn đảm bảo chức năng như ban đầu.
- Cốc lọc thô bao gồm lõi bông loại bỏ tạp chất, bùn đất, rong rêu,…có kích thước lớn hơn 5 micron.
Hệ thống lọc nước đầu nguồn P2C1
P2C1 được cấu tạo gồm 2 cột chứa vật liệu lọc và 1 cốc lọc thô.
- Cột lọc số 1: bao gồm cát mangan (loại bỏ sắt, mangan) – cát thạch anh (loại bỏ asen) – than hoạt tính (khử mùi). Sử dụng ban 3 cửa với 3 chế độ: sục – rửa – thải.
- Cột lọc số 2 giống với cột lọc số 3 của hệ thống lọc nước đầu nguồn P3C1 chứa các hạt cation làm mềm nước.
- Cốc lọc thô giống với cốc lọc thô trong hệ thống P3C1.
Kết luận: Nhìn chung nước qua hệ thống đầu nguồn P3C1 hay P2C1 đều sạch. Tuy nhiên khi nước đẩy qua nhiều cấp lọc hơn sẽ được lọc sạch hơn, đồng thời gặp nhược điểm nước đầu ra yếu hơn.
Mối hệ thống lọc nước đầu nguồn đều có những ưu điểm của riêng mình nên tùy nguồn nước và nhu cầu sử dụng bạn lựa chọn được hệ thống lọc phù hợp.